Tự test nhanh dương tính, gia đình 10 người chỉ mong được công nhận là F0

Những ngày qua, Sài Gòn vẫn quá tải F0, có gia đình 10 người ở (phường 4, quận 4, TP. HCM) dù đã tự test nhanh có kết quả dương tính nhưng vẫn mòn mỏi chờ được xét nghiệm RT-PCR để vào danh sách F0 chính thức. Còn gia đình 17 thành viên ở (phường 10, quận 10) cũng p, thở ôxy tại nhà theo hướng dẫn trên mạng.

Tự test nhanh dương tính, gia đinh 10 người chỉ mong được công nhận là F0

Những ngày tháng 8, người dân Sài Gòn như ngồi trên chảo lửa, dịch bệnh hoành hành, F0 quá tải, nhiều người test nhanh dương tính cũng chưa được vào danh sách F0. F0 tự cách ly ở nhà chật vật vì không được hỗ trợ… Những câu chuyện chân thực được ghi lại, sẽ thấy sự thực nghiệt ngã đến mức nào.

Người nhà anh Lâm Quang Trường thở oxy tại nhà trong lúc chờ được nhập viện. (Ảnh chụp màn hình Lao Động)

Anh H.V.S chạy đôn chạy đáo để đi mua thuốc men, thực phẩm cho 8 người thân có kết quả tự test nhanh dương tính, mẹ của anh N.T.B (phường 4, quận 4) cho biết, do không sống cùng mẹ nên lúc này anh S. còn có thể chạy đi lại và liên lạc để mong nhận được cứu trợ cho gia đình, theo báo Lao Động.

Anh S. cho biết, hôm 10/8, nhiều thành viên trong gia đình có triệu chứng ho, sốt do đó đã tự đi mua test nhanh và cho kết quả 8/10 người đều dương tính, riêng 2 trẻ nhỏ 2 tuổi và 4 tuổi nên không tự test. Rồi những người này nhanh chóng trở nặng, không thể tự ăn uống được, mệt và khó thở nên anh S. nhiều lần liên hệ đến 115 và một số bệnh viện nhưng không được hỗ trợ vì quá tải.

Một BV dã chiến ở HCM. (Ảnh chụp màn hình)

Đến ngày 12/8, anh S. liên hệ qua điện thoại đến trạm y tế phường 4 quận 4 nhưng hiện gia đình cũng mới chỉ được nhân viên y tế ghi nhận thông tin, chưa được test lại bằng phương pháp RT-PCR.

“Đến ngày 14/8, gia đình 10 người mới có một cô em gái với tình trạng nặng nhất nên đã nhờ người quen làm trong bệnh viện để được đưa đi cấp cứu. Hai thành viên khoẻ nhất còn có thể đi lại được ra trạm y tế phường lấy mẫu nhưng cũng chưa được lấy mà chỉ ghi nhận thông tin”. Anh S. nghẹn ngào cho hay.

Khoa cấp cứu lúc nào cũng quá tải. (Ảnh chụp màn hình)

Hiện tại, gia đình cũng chỉ tự đóng cửa ở trong nhà để tránh lây lan cho cộng đồng chứ cũng chưa được “giăng dây” do chưa được vào danh sách F0”, anh Sang chia sẻ. Mặc dù gia đình đang cố gắng liên hệ lại với y tế phường đến xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp RT-PCR và đưa vào danh sách F0 để được hỗ trợ từ ngành y tế, được các bác sĩ hỗ trợ tự điều trị tại nhà và cấp cứu nếu chuyển nặng, nhưng tất cả vẫn phải ‘chờ’, vì chỗ nào cũng cần gấp!!!

Trả lời báo chí, một đại diện Trạm Y tế phường 4, quận 4 cho hay, thật sự những ngày qua, trạm y tế đã tiếp nhận nhiều cuộc gọi, tin nhắn báo nghi nhiễm của người dân. Nhưng do tình trạng quá tải, nên chỉ những trường hợp có triệu chứng mới được lập danh sách để xét nghiệm RT-PCR khẳng định.

Hình ảnh tại bệnh viện Chợ Rẫy. (ảnh chụp màn hình)

Đại diện phường này nói thêm, hiện phường chỉ có 3 nhân viên y tế, trong khi đảm nhiệm rất nhiều công việc nên có thể xảy ra trường hợp cuộc gọi nhưng không bắt máy hoặc danh sách người đến lấy mẫu chưa khớp nên chưa được lấy. Khi cần thiết, người dân có thể gọi nhiều lần đến trạm y tế và chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ hết sức có thể.

Bất lực vô cùng, F0 “tự thân vận động”, tìm thuốc và ôxy tự cứu mình

Mặc dù TP.HCM đã có nhiều giải pháp để tăng cường bóc tách F0 khỏi cộng đồng, điều trị cho những ca bệnh chuyển biến nặng, hỗ trợ theo dõi, giám sát cho bệnh nhân F0 tại nhà, tuy nhiên, thực tế vẫn có những gia đình phải “tự thân vận động” khi nhiều lần gọi cấp cứu, kêu gọi sự hỗ trợ nhưng không được.

(Ảnh chụp màn hình Lao Động)

Một trường hợp là anh Lâm Quang Trường (phường 10, quận 10) đã trải qua những ngày khó khăn như vậy. Theo lời kể của anh Trường, nhà có 17 thành viên trong đó có cả người già, trẻ em, phụ nữ mang thai. Ngày 29/7, do nhiều người có biểu hiện nghi mắc COVID-19 nên gia đình tự mua que test nhanh về thử và tất cả đều cho kết quả dương tính.

Anh Trường nói: “Lúc phát hiện, tôi thực sự lo lắng, hoang mang vô cùng bởi nhà có quá đông người, trong đó, có người đang mang thai tháng thứ 7. Lúc này, tôi gọi điện nhiều lần đến số các đường dây nóng nhưng đều bận. 4 ngày sau, cả gia đình trở sốt cao. Cảm giác bất lực vô cùng, tôi “liều mình” đi thẳng ra trạm y tế khai báo, thế nhưng cũng chỉ được nhận hẹn đến lấy mẫu xét nghiệm sau”.

Bất lực, không còn lựa chọn nào khác, anh Trường tự lên mạng tìm hiểu, đọc các bài chia sẻ, hướng dẫn tự điều trị F0 tại nhà và hỏi kinh nghiệm của những người đã khỏi bệnh. Rồi anh mua thuốc về tự điều trị, đặc biệt là động viên tinh thần cho mọi người, ăn uống đủ chất và tăng cường vận động, tập thể dục.

Được lên xe cấp cứu để đến bệnh viện trong thời điểm này với nhiều bệnh nhân là điều rất may mắn. (Ảnh chụp màn hình)

Anh kể lại: Vài ngày sau khai báo, gia đình tôi được gọi ra lấy mẫu cộng đồng. Lúc này, khoảng 1 tuần tự cách ly, điều trị sau khi test nhanh nên nhiều người đã có kết quả âm tính. Chỉ còn 2-3 người trở nặng, trong đó, người em đang mang thai phải thở bình oxy đi mượn của người quen. Tôi lại tiếp tục tích cực gọi điện lên Bệnh viện Hùng Vương, rất may, họ đồng ý tiếp nhận điều trị cho em tôi nên gia đình đã đưa em tới bệnh viện”.

Hơn nửa tháng ‘tự thân vận động’, mọi người dù vẫn còn người dương tính, nhưng không xảy ra điều đáng tiếc nào, đó đã là điều kỳ diệu với gia đình. Anh Trường tâm sự:

“Tôi rất thông cảm cho sự quá tải của hệ thống y tế, nhưng thực sự cũng rất lo ngại bởi không phải gia đình nào cũng may mắn như vậy. Khi chúng tôi chưa được test nhanh để đưa vào danh sách F0 thì cũng không được hỗ trợ gì. Gia đình tôi tự ý thức đóng cửa ở trong nhà, không tiếp xúc với ai nhưng không phải ai cũng sẽ làm điều này. Không xét nghiệm sớm để bóc tách sớm F0 ra khỏi cộng đồng nhanh thì khả năng lây lan rộng càng lớn”.

Các xe cấp cứu ở HCM lúc nào cũng chạy hết công suất. (Ảnh chụp màn hình)

Anh Trường cũng muốn nhắn gửi tới cộng đồng: “Mọi người phải nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của virus và tự bảo vệ mình trước khi quá muộn”.

Bệnh viện hồi sứcCovid-19 vừa lập ra là kín bệnh nhân

Sau một tuần khánh thành, ngày 14/8 Trung tâm Hồi sức Tích cực COVID-19 do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách tại Bệnh viện Dã chiến 16 (đường Đào Trí, Quận 7, TPHCM) đã tiếp nhận gần 200 bệnh nhân nặng, theo Tiền Phong.

Nhiều BV đã quá tải F0. (Ảnh minh họa)

Đây là cơ sở được Bộ Y tế phân công nhiệm vụ thiết lập 500 giường Hồi sức COVID-19 ở phân tầng cao nhất trong điều trị cho người bệnh. Trong thời gian ngắn chuẩn bị, Bệnh viện Bạch Mai đã tức tốc xây dựng danh mục thiết bị, thuốc, kỹ thuật, sinh phẩm chuyển từ Hà Nội vào TPHCM hỏa tốc đưa giai đoạn một của Trung tâm Hồi sức COVID-19 vào hoạt động.

TPHCM có bao nhiêu xe cấp cứu bệnh nhân COVID-19?

Nhiều F0 trở nặng cần chuyển đến bệnh viện nhưng khó tiếp cận với xe cấp cứu. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có bao nhiêu xe đang tham gia vào hoạt động cứu thương, vận chuyển bệnh nhân COVID-19 là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, ở đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư đang diễn ra, ngành y tế thành phố đã huy động tối đa các phương tiện và nhân sự hỗ trợ từ tất cả các bệnh viện công lập và tư nhân trên địa bàn.

Cùng với xe cấp cứu chuyên dụng, nhiều xe khách đã được huy động để chuyển F0 đến bệnh viện. (Ảnh chụp màn hình)

Tuy nhiên, đến nay phương tiện phục vụ cấp cứu vẫn chưa đủ để đáp ứng trước áp lực vận chuyển bệnh nhân bao gồm các nhóm F0 đến bệnh viện điều trị, trả bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh, duy trì hoạt động cấp cứu tai nạn, thương tích và các bệnh lý thông thường khác trong cộng đồng.

Về tổng lượng phương tiện xe cứu thương hiện có của thành phố, sáng 14/8 thông tin từ BS Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TPHCM cho biết, toàn địa bàn hiện có gần 250 xe cứu thương đang được vận hành hết công suất cả ngày lẫn đêm để tiếp cận F0 chạy đua với tử thần COVID-19.

Hiện Trung tâm Cấp cứu 115 đang trực tiếp vận hành 34 xe cấp cứu. Thực tế, trung tâm chỉ sở hữu hơn 20 xe, số còn lại do các bệnh viện trên địa bàn cho mượn để phục vụ cao điểm dịch bệnh COVID-19.

tiếng còi xe cứu thương trở thành nỗi ám ảnh với cộng đồng. (ảnh chụp màn hình)

Gỡ vướng quá tải cứu F0, ngành chức năng nói gì?

Nhận định về tình hình dịch COVID-19 hiện nay tại TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, dự báo sau ngày 15/8, số người mắc COVID-19 vẫn ở mức khoảng 3.000 ca/ngày.

Theo lời ông Đức: “Nếu thật sự giãn cách nhà với nhà sẽ cách ly được điều kiện lây lan và nhà nào không có F0 thì sẽ được bảo vệ. Trong trường hợp xấu nhất, một gia đình có F0 thì sẽ lây lan trong gia đình đó, hạn chế khả năng lây bệnh sang gia đình khác”.

Để tháo gỡ áp lực quá tải, kịp thời cứu chữa F0 ngoài cộng đồng và trong các bệnh viện, TPHCM cho biết sẽ tăng cường thực hiện nhiều giải pháp về nguồn lực để đáp ứng điều trị và kết nối hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân cách ly tại nhà.

Điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Bộ Y tế

Theo ông Đức, hiện thành phố đã huy động tổng lực vào thu dung điều trị nhưng trên thực tế vẫn đáp ứng tình hình số ca bệnh ở mức cao, đặc biệt là những trường hợp F0 trở nặng ngày càng nhiều. Tổng đài cấp cứu 115 đã tăng thêm nhân sự tiếp nhận cuộc gọi, điều phối bệnh nhân đến các bệnh viện.

Còn ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM cho biết, TPHCM xác định chiến lược trọng tâm trong 30 ngày tới là điều trị giảm tử vong trên 2 trụ cột: Chăm sóc F0 tại nhà, cộng đồng và điều trị tại bệnh viện.