Hơn 150.000 người dân ở miền nam Trung Quốc đã được sơ tán khỏi con đường di cư của đàn con voi lang thang vốn gây chú ý suốt nhiều tháng qua. Hành trình 500 km của đàn voi Trung Quốc thu hút sự chú ý của cả thế giới.
Theo BBC, Giới chức tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vừa cho biết, nước này vừa cho sơ tán hơn 150.000 dân khỏi đường di cư của 14 con voi lang thang, do lo ngại xung đột giữa cư dân với đàn voi. Theo đó, có hơn 25.000 cảnh sát Trung Quốc đã dùng phương tiện giao thông và máy bay không người lái để theo dõi đàn voi này suốt 1 năm qua.

Hành trình 500 km của đàn voi ‘thích đi du lịch’ Trung Quốc thu hút sự chú ý của cả thế giới
Cách đây 1 năm, một đàn voi gồm 14 chú voi đã rời khỏi khu bảo tồn thiên nhiên thuộc châu tự trị Tây Song Bản Nạp ở Vân Nam và đi lang thang. Kể từ đó, đàn voi lang thang này trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới sau khi thực hiện một cuộc hành trình phi thường dài 500 km.

Trên cuộc hành trình hơn 500km, đàn voi đã lang thang khắp các cánh đồng, thị trấn và cả thành phố, gây thiệt hại nhiều hoa màu và làm hư hại một số nhà cửa.

Để đảm bảo đàn voi đi đúng hướng, giới chức Trung Quốc sử dụng đến rào điện, mồi nhử và những con đường nhân tạo. Nếu đàn voi đến gần khu dân cư nào đó, người dân ở đó sẽ được được di tản tạm thời để ngăn chặn xung đột và bảo vệ mùa màng, nhà cửa của người dân.

Đến tháng 6, đàn voi đã đặt chân đến vùng ngoại ô của tỉnh Côn Minh. Những nỗ lực của giới chức Trung Quốc để đưa đàn voi này quay trở lại Khu bảo tồn Thiên nhiên tuy thất bại ban đầu, nhưng cuối cùng cũng khiến đàn voi “thích du lịch” này quay trở về nhà.
Ngày 9/8 vừa qua, Wan Yong, người đứng đầu nhóm giám sát đàn voi này cho biết, hiện đàn voi đã băng qua sông Nguyên Giang và đang tiếp tục hành trình về phía nam.
Chưa tìm được lý do vì sao đàn voi ‘thích du lịch’ tại Trung Quốc
Cho tới nay, Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân khiến 15 con voi rời khỏi quê hương ở khu bảo tồn Tây Song Bản Nạp, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, gần biên giới với Lào, theo BBC.

Một số người cho rằng do con đầu đàn thiếu kinh nghiệm đã dẫn đàn voi đi lạc. Trong khi đó, một số khác lại tin rằng những con voi này có thể đang tìm kiếm một môi trường sống mới.
Một chuyên gia tại vườn thực vật nhiệt đới Tây Song Bản Nạp cho hay: “Vì lý do nào đó, những con voi này cảm thấy môi trường sống thông thường của chúng không còn phù hợp… Chúng cứ thế rời đi tìm nơi khác. Nhưng chúng chưa xác định được địa điểm cụ thể. Chúng chỉ loanh quanh đi lại để tìm nơi phù hợp nhất”.

Một số chuyên gia tin rằng đàn voi đang tìm kiếm một nơi ở mới với nguồn thức ăn dồi dào hơn. Bởi thân hình khổng lồ, loài voi có nhu cầu thực phẩm rất lớn. Phần lớn thời gian của loài voi dành cho việc tìm kiếm thức ăn. Mỗi con voi có thể ăn tới 150-200 kg thức ăn một ngày, theo Reuters.
Các quan chức Trung Quốc cũng không rõ thời gian chúng bỏ đi lang thang, chỉ đến tháng tư, những người dân địa phương mới phát hiện đàn voi cách Xishuangbanna khoảng 100km về phía bắc. Từ khi lên đường vào mùa xuân năm 2020, chuyến ‘phiêu lưu’ của chúng gây thiệt hại hơn một triệu USD và khiến hàng nghìn người dân phải sơ tán.
Rủi ro đàn voi bị thuần hóa vĩnh viễn
Các nhà khoa học chưa chắc chắn biến đổi cảnh quan có phải nguyên nhân khiến đàn voi lang thang hay không. Trong lúc đó, hành trình của đàn voi này khiến chúng nổi tiếng tiếng khắp thế giới. Trong lúc người dùng mạng xã hội chăm chú đọc tin tức về đàn voi, đài truyền hình nhà nước mở kênh phát sóng trực tiếp 24/7 để dõi theo đường đi của 15 con vật, trong đó có 2 con voi con mới đẻ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng khi đàn voi vẫn chưa có dấu hiệu quay về hoặc ổn định vị trí, nỗ lực “nắn” đường đi của chúng có thể đem lại rủi ro. Chẳng hạn, nhà chức trách địa phương đôi lúc dùng xe tải đầy táo và mía để dụ đàn voi. Nhưng điều này có thể khiến chúng vĩnh viễn bị thuần hóa.
Hay việc người dân trồng ngô, tre, và chuối dại tập trung ở một khu vực – còn gọi là “căng-tin cho voi” – để ngăn loài vật này phá hoại ruộng vườn của họ. Nhưng phương thức ấy cũng sẽ làm thay đổi chế độ ăn của voi, khiến chúng trở nên dễ bị bệnh hơn.

Voi châu Á là một loài có nguy cơ tuyệt chủng. Trung Quốc hiện chỉ còn khoảng 300 con voi hoang dã, chủ yếu sống ở phía nam tỉnh Vân Nam như đàn voi lang thang này.