Tối 2/8 của Bộ Y tế công bố 4.254 ca mắc COVID-19, bổ sung 389 ca tử vong tại 4 tỉnh thành. Tổng số mắc trong ngày lên 7.455 ca, riêng Hà Nội 159 ca.
Trong 4.254 ca nhiễm mới, có 07 ca nhập cảnh và 4.247 ca trong nước: TP. Hồ Chí Minh (2.267), Bình Dương (453), Long An (445), Khánh Hòa (286), Đồng Nai (191), Bà Rịa – Vũng Tàu (132), Hà Nội (113), Cần Thơ (102), Đồng Tháp (66);
Trà Vinh (31), Phú Yên (25), Ninh Thuận (19), Quảng Nam (19), Đắk Lắk (14), Nghệ An (13), Hậu Giang (11), Bình Phước (8 ), Bình Định (7), Hà Tĩnh (7), Sơn La (6), Gia Lai (6), Thanh Hóa (5), Thừa Thiên – Huế (4), Vĩnh Phúc (3), Lạng Sơn (3), Quảng Ngãi (3), Hà Nam (2), Quảng Bình (2), Đắk Nông (2), Hưng Yên (1), Kiên Giang (1) trong đó có 1.368 ca trong cộng đồng.
Ngày 2/8 , Bộ Y tế thông báo bổ sung 389 (1307-1695) ca tử vong tại 04 tỉnh, thành phố như sau:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 17/7-2/8: 354 ca
- Tại Bình Dương từ ngày 17-24/7: 25 ca
- Tại Đồng Nai từ ngày 29/7-2/8: 06 ca
- Tại Long An từ ngày 31/7-2/8: 04 ca

Như vậy, tính đến chiều ngày 02/8, Việt Nam có 161.761 ca nhiễm, và 1.695 ca tử vong.
- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 157.919 ca.
- Có 05/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình.
- Có 09 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.
VinGroup sắp nhập 500.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 về Việt Nam

Chiều ngày 2/8, Tập đoàn Vingroup vừa đàm phán thành công đơn hàng đặc biệt – 500.000 lọ Remdesivir, thuốc điều trị COVID-19 được FDA Mỹ cấp phép.
Theo đó, toàn bộ số thuốc này sẽ được trao tặng cho Bộ Y tế ngay trong tháng 8/2021, nhằm góp phần đẩy nhanh phục hồi cho bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam.
Remdesivir là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân COVID-19 từ 22/10/2020. Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ… đưa vào phác đồ điều trị và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.