Hải quân Hoa Kỳ chạm trán nguy hiểm với lực lượng vệ binh Iran trên vùng biển Hormuz

Ngày 20/6, hai tàu của Hạm đội 5, Hoa Kỳ đã bị ba tàu của Iran quấy rối khi họ đang di chuyển qua một tuyến đường thủy chiến lược, pháo sáng đã được bắn ra để cảnh báo.

Một tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đã bắn pháo sáng cảnh báo tàu cao tốc của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đang lao thẳng về phía mình trong một cuộc chạm trán căng thẳng ở eo biển chiến lược Hormuz.

Vụ việc, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng vẫn ở mức cao, vì các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Phương tây vẫn bị đình trệ. Tehran đã làm giàu uranium tới gần mức có thể chế tạo vũ khí hạt nhân bất chấp các lệnh cấm vận của quốc tế. Nỗi lo mang tên Iran còn trầm trọng hơn khi gần đây Liên hợp quốc cho biết nước này đang có kế hoạt triển khai một bộ thiết bị ly tâm thứ 2 tại một cơ sở dưới lòng đất ở Fordo, nhằm đẩy nhanh tốc độ làm giàu uranium.

Hinh minh họa

Iran đã không thừa nhận ngay lập tức sự cố trên tuyến đường thủy chiến lược này. Eo biển Hormuz là nơi mà 1/5 tổng số dầu được giao dịch trên toàn cầu đi qua. Tuy nhiên về phía Hoa Kỳ, đại diện Hải quân nói riêng với hãng tin AP rằng sự kiện này đánh dấu cuộc chạm trán thứ hai được gọi là “không an toàn và không chuyên nghiệp” mà họ đã gặp phải với Iran trong những tháng gần đây.

Vào ngày 4 tháng 3, ba tàu Cảnh vệ Iran đã có một cuộc chạm trán căng thẳng trong hơn hai giờ với các tàu của Hải quân và Cảnh sát biển Hoa Kỳ khi họ đi từ Vịnh Ba Tư ngang qua eo biển, Hải quân cho biết. Trong sự cố đó, một tàu hộ vệ Iran đã tiến đến, chỉ cách tàu của Mỹ 22 mét. Khi đó, lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều cảnh báo qua sóng radio và bắn pháo sáng cảnh báo.

Hinh minh họa

Tuy nhiên, phía Hải quân Mỹ không nói rõ lý do tại sao họ không thông báo về vụ việc trước đó, đặc biệt là trường hợp này còn nghiêm trọng hơn trường hợp mới đây. Vì con tàu tiếp cận Hải quân Hoa Kỳ lớn hơn và đến gần tàu chiến Mỹ hơn.

Các cuộc đàm phán về việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với Iran đã từng được thông qua dưới thời của Obama, nhưng sau khi lên nắm quyền ông Donal Trump đã hủy bỏ thỏa thuận. Với lý do rằng, những điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân Iran này không đem đến một lợi ích thực tiễn nào cho nước Mỹ và cho thế giới. Iran vẫn âm thầm nghiên cứu và làm giàu Uranium sau đó. Tuy nhiên, hành động tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran đã khiến mối quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng, và Iran đã trở nên hung hăng hơn trong chính sách ngoại giao của mình.

Ở thời điểm hiện tại, với mục tiêu quay lại với chính sách ngoại giao dưới thời Obama, kèm theo đó là các áp lực về giá năng lượng toàn cầu đang tăng cao do cuộc xung đột Ukraine, Biden đang nỗ lực để nối lại đàm phán, và dự kiến trong tương lai gần, thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ sớm được tái lập, bất chấp các nghi ngại về khả năng thực tiến của nó trong việc kìm hãm Iran phát triển vũ khí hạt nhân.