EU ký kết hợp đồng khí đốt với Israel và Ai Cập

Vào hôm thứ 4, Israel, Ai Cập và Liên minh châu Âu đã ký một biên bản thỏa thuận tại Cairo, về việc Israel sẽ xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang EU.

Thỏa thuận mang tính bước ngoặt này sẽ giúp Israel tăng cường bán khí đốt tự nhiên cho các nước EU nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Năm ngoái, EU nhập khẩu khoảng 40% khí đốt từ Nga, tuy nhiên họ đã phải gặp khó khăn về năng lượng từ khi áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow.

Theo thỏa thuận việc Israel gửi khí đốt đến các nước EU sẽ đi qua Ai Cập – quốc gia có cơ sở vật chất để cung cấp khí đốt cho xuất khẩu bằng đường biển

Bộ trưởng Năng lượng Karine Elharrar cho biết việc ký kết thỏa thuận đã củng cố vai trò của Israel trên lĩnh vực năng lượng toàn cầu

Trong một cuộc họp báo chung với người đứng đầu Ủy ban châu Âu bà Ursula von der Leyen và Bộ trưởng Dầu mỏ Ai Cập Tarek el-Molla, Elharrar cho biết thỏa thuận được ký kết sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga – Ukraine.

“Bản thỏa thuận sẽ cho phép Israel lần đầu tiên xuất khẩu khí đốt tự nhiên của mình sang châu Âu, và càng đặc biệt hơn khi người ta nhìn vào chuỗi các thỏa thuận quan trọng mà chúng tôi đã ký trong năm qua”.

Thỏa thuận cũng có một điều khoản trong đó EU sẽ khuyến khích các công ty châu Âu tham gia đấu thầu và đầu tư vào các dự án thăm dò và sản xuất khí đốt tự nhiên ở cả Israel và Ai Cập.

Ai Cập là quốc gia Ả Rập đầu tiên ký kết hòa bình với Israel vào năm 1979. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước đang dần ấm lên trong những năm gần đây.

Israel có hai mỏ khí đốt đang hoạt động ngoài khơi bờ biển Địa Trung Hải chứa ước tính 690 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên và một giàn khoan ngoài khơi thứ ba đang trong quá trình hoạt động. Nó đã ký các thỏa thuận xuất khẩu khí đốt với các nước láng giềng Ai Cập và Jordan.

Theo thỏa thuận trị giá 15 tỷ USD năm 2020, Israel đã xuất khẩu khí đốt từ mỏ ngoài khơi cho Ai Cập, nơi khí đốt được hóa lỏng rồi vận chuyển sang các nước châu Âu. Tuy nhiên, để tăng nguồn khí đốt xuất khẩu từ Israel qua Ai Cập đòi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng lâu dài hơn.

Bà cam kết gói cứu trợ khẩn cấp 100 triệu euro (104 triệu USD) cho an ninh lương thực Ai Cập, quốc gia Arab đông dân nhất thế giới với 80% nhu cầu lúa mì nhập khẩu từ Nga và Ukraine. Chủ tịch EC cũng cam kết tài trợ ba tỷ euro cho “các chương trình nông nghiệp và dinh dưỡng, nước và vệ sinh trong những năm tới