Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã phản đối việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã bãi bỏ quyền phủ quyết và ủng hộ tư cách thành viên của họ.
Đánh đổi để là thành viên NATO
Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng Thụy Điển và Phần Lan ủng hộ các nhóm chiến binh người Kurd như PKK. Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã bày tỏ sự lo ngại về việc Thụy Điển và Phần Lan chứa chấp các thành viên của tổ chức PKK. Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí đã tiến hành các hoạt động quân sự ở Syria và Iraq trong vài năm qua nhằm mục đích lật đổ PKK và các nhóm chiến đấu thuộc Đơn vị Bảo vệ Nhân dân – YPG.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tuyên bố sẽ từ bỏ việc phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, trong hội nghị thượng đỉnh của liên minh NATO tại Madrid, Ankara cho biết sẽ ủng hộ việc hai nước trở thành thành viên của liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương.
Trước khi hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức 2 ngày, ba nước Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển đã ký một biên bản ghi nhớ. Ngày 28/6, Văn phòng Tổng thống Cộng hòa Phần Lan đã ra một tuyên bố: “Bản ghi nhớ chung của chúng tôi nhấn mạnh cam kết của Phần Lan, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mở rộng hỗ trợ đầy đủ chống lại các mối đe dọa đối với an ninh của nhau”; “Chúng ta trở thành Đồng minh NATO sẽ củng cố hơn nữa cam kết này.
Cả hai quốc gia Bắc Âu giờ đây sẽ được mời gia nhập NATO và phải tuân thủ các thủ tục phê chuẩn của khối này theo nghị định thư của NATO. Đơn xin gia nhập NATO của một quốc gia hiện nay cần có sự đồng ý của tất cả 30 thành viên, trong nhiều trường hợp cần đến cả cả nghị viện quốc gia. Trong khi đó, cả hai nước sẽ có thể tham gia tất cả các cuộc họp nhưng không có quyền bỏ phiếu.
Vậy Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý điều gì?

Nếu như trước đây, Thụy Điển và Phần Lan gia tăng lệnh cấm vũ khí trang bị và chấm dứt hỗ trợ các nhóm người Kurd, thì nay Thụy Điển và Phần Lan sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán một số vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đã có được những vũ khí mà họ muốn.
Thụy Điển sẽ phải hợp tác đầy đủ với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống lại PKK và thực hiện các bước cụ thể trong việc dẫn độ các nhóm chiến binh người Kurd khỏi đất nước này.
Mặc dù vẫn sẽ mất nhiều tháng để các nước Bắc Âu gia nhập liên minh NATO vì sự gia nhập của họ cần được tất cả các quốc gia thành viên phê chuẩn. Nhưng Thụy Điển và Phần Lan đã bắt đầu đàn áp các hoạt động của PKK và dỡ bỏ tất cả các lệnh cấm buôn bán vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ, điều này chỉ để họ có được tư cách thành viên NATO, điều mà họ cho rằng là sự thèm muốn của nhiều quốc gia.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang can thiệp vào chính trường của Thụy Điển. Ông ấy cố gắng loại bỏ Đảng công nhân Kurd- PKK thống trị khỏi Thụy Điển và thuyết phục người dân Thụy Điển ủng hộ các nhóm chính trị Hồi giáo mà đại diện Đảng Hồi giáo Nyanset mới được thành lập ở Thụy Điển.
Thụy Điển, rất muốn trở thành thành viên của liên minh phương Tây, cho nên sẵn sàng thỏa hiệp trước bất kỳ yêu sách nào của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra những tác động lớn tới chính trường Thụy Điển vào thời điểm cuộc bầu cử ở quốc gia này đang đến gần vào tháng 9 tới. Đảng cực hữu và lực lượng vũ trang người Kurd có thể thành lập liên minh chống lại đảng tự do cầm quyền ở Thụy Điển. Đồng thời đảng này cũng gặp phải những phản ứng dữ dội từ công chúng vì đã thỏa hiệp với Thổ Nhĩ Kỳ chỉ để trở thành một phần của liên minh NATO.
Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ
Quá trình gia nhập NATO là một chặng đường dài. Sẽ mất ít nhất vài tháng để bất kỳ quốc gia nào được phép gia nhập NATO ngay cả khi hồ sơ được chính thức chấp nhận. Đây là điểm mấu chốt trong toan tính của Ankara. Thụy Điển đang chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9 năm 2022.

Chính quyền hiện tại của Thuỵ Điển đồng ý giao nộp người Kurd cho Thổ Nhĩ Kỳ , trong khi đó người Kurd vốn đã có công bảo vệ đất nước này, điều này khiến người Kurd rơi vào tình cảnh đen tối vì chính sách đối ngoại của Thụy Điển.
Hôm 29/6 Reuter trích dẫn lời của nhà lập pháp Thuỵ Điển cũng là một cựu chiến bình người Kurd Amineh Kakabaveh. Nói rằng: ngày Thụy Điển cúi đầu trước yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến vấn đề người Kurd là một “ngày đen tối đối với chính sách đối ngoại của Thụy Điển”.

“Người Kurd đã phải hy sinh trong cách tiếp cận chính trị mạo hiểm này. Tại sao người Kurd phải hy sinh để Thuỵ Điển trở thành thành viên của Nato? Tại sao Thụy Điển lại cúi đầu vì Erdogan? ” bà ấy nói. Bà Kakabaveh thậm chí còn đe dọa sẽ khởi động một phong trào bất tín nhiệm nếu chính phủ không thể biện hộ cho quan điểm với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thụy Điển là nơi sinh sống của gần một vạn người gốc Kurd. Hành động của chính phủ đã khiến cộng đồng này đứng trước bờ vực nguy hiểm. Giờ đây Phần Lan và Thụy Điển đều tán thành quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ khi coi PKK và các lực lượng người Kurd khác là những kẻ khủng bố, điều này sẽ khiến cộng đồng người Kurd sẽ là mục tiêu bị truy sát của những người coi họ là khủng bố.
Với một nghị sĩ người Kurd đang thịnh nộ, một cộng đồng người Kurd phẫn nộ, những người dân lo lắng cùng với sự quản lý sai lầm trong nền kinh tế, bức tranh tổng thể cho cuộc bầu cử sắp tới là rõ ràng. Và Erdogan khôn ngoan biết rằng, hòn đá mà ông ném vào chính trị của Thuỵ Điển, cũng đủ khiến mọi thứ trở lên rối loạn. Cho nên, việc ông ấy có ủng hộ hay phản đối 2 quốc gia này gia nhập NATO thì cũng không còn quan trọng. Tất cả những hành động của Thổ Nhĩ Kỳ gần đây là chuẩn bị cho những sự kiện sắp tới. Nếu để gia nhập NATO mà gây ra tội ác cho người Kurd, thì ngọn cờ nhân quyền và dân chủ của phương Tây một lần nữa sẽ bị lung lay.
Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ biết rằng, việc gia nhập của 2 quốc gia này không thể đến sớm như họ mong tưởng. Ankara cảm thấy hợp lý khi dỡ bỏ quyền phủ quyết sau khi nhận thấy tình hình bất ổn chính trị ở Thụy Điển và động thái dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Ankara sẽ không đắc tội với Nga.