CHIẾN LƯỢC MỚI CỦA NGA Ở SYRIA NHẰM BÓP NGHẸT BỘ MÁY CHIẾN TRANH CỦA EU

Bản thân phía EU cũng đang khốn khó với việc chảy máu nền kinh tế, khủng hoảng năng lượng và lương thực, và có lẽ phải gồng gánh thêm làn sóng tị nạn tràn vào khối mình. Đây được xem như một cú đòn chí mạng với khối này.

Dựa trên bản đồ quốc tế, thì giao lộ biên giới Bab al-Hawa là một biên giới quốc tế nằm giữa Syria-Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là con đường duy nhất để cung cấp viện trợ cho Syria. Nó kết nối đường cao tốc M45 của Syria và đường cao tốc D827 của Thổ Nhĩ Kỳ, giữa các thành phố İskenderun và Idlib.

Tuy nhiên, các quan chức phương Tây cảnh báo, Nga có thể cố gắng đóng cửa hành lang viện trợ Bab al-Hawa hoặc sử dụng nó như một con bài thương lượng với các cường quốc trên thế giới.

Vào ngày 31/5, tờ New York Time đã đăng tải một báo cáo có tựa đề: Các nhà ngoại giao lo ngại Nga có thể sử dụng viện trợ Syria làm con bài thương lượng ở Ukraine.

Cảnh tượng hoang tàn trong từ cuộc chiến ở Ukraine – Nga. (Ảnh: Washington Post)

Theo báo cáo, Nga có thể dùng quyền phủ quyết của mình ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, để bỏ phiếu vào tháng 7 về việc có nên giữ cho tuyến viện trợ mở hay không. Nhưng hành lang này dường như đã bị ảnh hưởng bởi hậu quả từ cuộc chiến ở Ukraine và cuộc cạnh tranh lợi ích giữa Nga và Hoa Kỳ.

Đối với những người tị nạn, họ đang phụ thuộc vào những những chiếc xe tải chở đầy thực phẩm, nước uống, quần áo, vật tư y tế và thiết bị xây dựng được tiếp tế đến Syria. Và khi viện trợ nhân đạo ngừng tiếp cận với những người này ở Syria, chắc chắn họ sẽ cố gắng chạy trốn sang các quốc gia giáp với châu Âu và Trung Đông.

Theo dữ liệu từ UNICEF, kể từ năm 2015, châu Âu đã trải qua một dòng người di cư lớn. Ước tính có khoảng 97.000 người tị nạn và di cư đã đến châu Âu từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2021, tăng 95% so với cùng thời điểm vào năm 2020. Vào năm 2022, xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục. Hiện có 25.000 trẻ em, với 9.300 trẻ em không có người đi kèm hoặc bị chia cắt với gia đình.

Làn sóng những dòng người tị nạn đi di cư.

Tuy nhiên, nếu Nga phủ quyết ngừng viện trợ cho Syria cuối cùng thông qua tuyến đường Bab al-Hawa, châu Âu sẽ không thể chịu thêm một làn sóng di cư nữa khi những người Syria này tìm đường đến châu Âu.

Do vậy, Nga có thể sử dụng nó như một công cụ đàm phán với các cường quốc khác để gây sức ép với họ và buộc phương Tây phải thoả hiệp. Bản thân phía EU cũng đang khốn khó với việc chảy máu nền kinh tế, khủng hoảng năng lượng và lương thực, và có lẽ phải gồng gánh thêm làn sóng tị nạn tràn vào khối mình. Đây được xem như một cú đòn chí mạng với khối này.