Quy định có hiệu lực từ 3/7/2022. Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại bún, miến, phở ra khỏi danh mục quy định yêu cầu bổ sung dụng giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm…
Bộ Công Thương cho biết, ngày 13/6/2022 Liên minh châu Âu (EU) đã đăng thông báo Quy định (EU) 2022/913 ngày 30 tháng 5 năm 2022 sửa đổi quy định mới về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU, chính thức đưa các loại bún, miến, phở ra khỏi danh mục quy định yêu cầu bổ sung dụng giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793.
EU tiếp tục duy trì việc yêu cầu bổ sung Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với các lô hàng mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác.

Đồng thời, EU vẫn tiếp tục duy trì Thanh long trong danh mục yêu cầu bổ sung dụng giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793, với lý do Thanh long vẫn còn nguy cơ cao an toàn thực phẩm và tần suất các lô hàng bị cảnh báo chưa có nhiều tiến bộ. Các nhóm rau gia vị vẫn bị duy trì tần suất kiểm tra tại biên giới EU là 50%.
Nguy cơ thiếu lương thực
Theo Đài Euronews, trước thời điểm Nga khởi động chiến dịch đặc biệt ở Ukraine ngày 24-2, giá thực phẩm toàn cầu đã ở mức cao kỷ lục, hơn 24% so với cùng kỳ năm trước và đã tăng 4 tháng liên tục.
Thực phẩm tăng giá do nhiều yếu tố, chủ yếu do giá năng lượng và vận tải tăng trong năm qua. Chiến sự nổ ra càng đẩy giá lương thực lên cao và gây sốc về kinh tế trên toàn thế giới.
Cụ thể, Ukraine và Nga sản xuất khoảng 30% hàng hóa lương thực như lúa mì và bắp (ngô) cho thế giới. Riêng Ukraine sản xuất 16% lúa mì và 12% bắp. Xuất khẩu của Nga và Ukraine với các mặt hàng quan trọng như lúa mì, dầu hướng dương và bắp bị cắt giảm khiến ở châu Âu, người dân nháo nhào đi mua vét dầu hướng dương để dùng dần.

Các chuyên gia nước ngoài nhận định, sự gián đoạn chuỗi cung ứng do cuộc khủng hoảng Ukraina có thể dẫn đến tình trạng thiếu phân bón và giảm sản lượng mùa màng. Đặc biệt, ý kiến này được chia sẻ bởi người đứng đầu tập đoàn hóa chất Bayer AG, Matthias Berninger.
Nạn đói trên thế giới có thể ảnh hưởng đến khoảng 100 triệu người. Người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc David Beasley dự đoán rằng tình trạng thiếu lương thực có thể dẫn đến làn sóng di cư với quy mô lớn.
Đối với các nước Châu Âu, phân khoáng được cung cấp từ Nga và Belarus có tầm quan trọng đặc biệt. Đồng thời, việc sản xuất phân đạm để thay thế đòi hỏi phải có khí đốt, trong khi đó, giá khí đốt tăng cao khiến cho việc sản xuất phân đạm ở Châu Âu gần như không thể.