Các nước châu Âu đã lên các kế hoạch khẩn cấp để phân bổ khí đốt tự nhiên và quay trở lại sử dụng nguồn giúp đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng trong trường hợp Nga cắt nguồn cung.
Vào giữa tháng 5, tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đã cắt 40 % nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua đường ống Nord Stream tới Đức vì chậm trễ trong việc hoành thành sửa chữa thiết bị.
Bộ trưởng Kinh tế Đức ông Robert Habeck và Thủ tướng Ý ông Mario Draghi tuần trước cho biết động thái này của Gazprom có động cơ chính trị, nhưng Moscow phản bác lại ý kiến đó khẳng định đó là kỹ thuật. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov vào hôm thứ Hai cho biết: “Chúng tôi có khí đốt, nó đã sẵn sàng để chuyển giao, nhưng châu Âu phải trả lại thiết bị cần được sửa chữa theo hợp đồng ” .
Liên minh châu Âu phụ thuộc khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên của Nga, tuy họ đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu và than đá, nhưng cuối cùng thì EU vẫn phải mua.
Hôm thứ Hai, Hà Lan và Đan Mạch cho biết họ đang thực hiện các kế hoạch khẩn cấp để đối phó với sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.

Tại Hà Lan, các nhà chức trách cho biết sẽ lên kế hoạch và cảnh báo người dân nếu nguồn cung cấp khí đốt bị cắt, và chưa rõ liệu khí đốt sẽ được phân phối như thế nào trong trường hợp thiếu hụt.
Trong khi đó, ở Đan Mạch, chính phủ nước này cho biết trong một thông cáo báo chí rằng nếu tình hình leo thang, khí đốt tự nhiên sẽ được chia nhỏ và hạn chế cho một số người sử dụng công nghiệp để người tiêu dùng có thể sưởi ấm vào mùa đông.
Còn Đức và Áo cũng đã khởi động các kế hoạch khẩn cấp nhưng lựa chọn cuối cùng có thể là chia khẩu phần khí đốt.