CẬP NHẬT SÁNG 16/8: TP. HCM tổng gần 150.000 ca nhiễm, gần 4.600 ca tử vong; Chưa đầy 1 phút, người đàn ông bị tiêm 2 mũi Sinopharm

Tính đến sáng 16/8, Việt Nam có 275.044 ca nhiễm, và hơn 5.770 ca tử vong kể từ đầu dịch tới nay. Riêng TP. HCM có gần 150.000 ca nhiễm và gần 4.600 ca tử vong. TPHCM hạn chế tử vong bằng ‘gói chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà’ .


Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 271.037 ca, trong đó có 99.730 bệnh nhân hồi phục. Có 05/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình. Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Lào Cai, Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang, Hải Phòng.

(Ảnh chụp màn hình BYT)

Chưa đầy 1 phút, người đàn ông 49 tuổi ở TP.HCM tiêm 2 mũi Vero Cell

Theo Tuổi Trẻ, chiều 15/8, anh Phạm Quốc B. (49 tuổi, ngụ phường 11, quận Gò Vấp, TP.HCM) phản ánh, anh bị tiêm hai mũi vx Vero Cell của Sinopharm vào lúc 9h35 cùng ngày tại điểm tiêm Trường THCS Nguyễn Du (phường 11, quận Gò Vấp).

Theo anh B., sau khi đo nhịp tim và huyết áp, anh được hướng dẫn đến bàn tiêm. Tại đây, anh đưa hồ sơ cho một nữ nhân viên y tế rồi ngồi xuống ghế, mặt quay hướng khác.

Giấy xác nhận tiêm chủng. (Ảnh chụp màn hình)

Người này đã tiêm mũi 1 Vero Cell cho anh B. và ghi trên phiếu sàng lọc đã tiêm mũi 1. Vừa đứng dậy, nữ nhân viên y tế đứng bàn kế bên yêu cầu anh B. ngồi xuống. Chỉ trong tích tắc, anh Bảo bị tiêm thêm mũi thứ 2.

anh B. kể: “Tôi vừa đứng lên thì có nhân viên y tế bàn kế bên nói tôi ngồi xuống. Tôi thấy họ cầm miếng bông gòn nên tưởng cần sát trùng thêm. Rồi tôi cảm thấy đau đau nên quay lại thì người này đã tiêm tôi thêm 1 mũi nữa”.

Anh B. thắc mắc nên hỏi nữ nhân viên y tế đã tiêm mũi thứ 2 thì người này cho biết là đã tiêm nhầm. Sau đó, anh B. nằm nghỉ ngơi, theo dõi sau tiêm. Khoảng chục phút sau, anh có biểu hiện đau đầu, huyết áp cao. Lúc này, một người đại diện điểm tiêm trách anh Bảo tại sao lại để nhân viên y tế tiêm 2 mũi.

(Ảnh minh họa)

Đến trưa cùng ngày, anh B. được về nhà, nhưng nhịp tim tự đo tại nhà lên đến 124 nhịp/phút. Lo lắng, anh. gọi điện đến vị bác sĩ hồi sức sau tiêm tại điểm trên và được hướng dẫn quay lại điểm tiêm, đồng thời lấy giấy xác nhận sau tiêm. Tuy nhiên, người cấp giấy xác nhận sau tiêm cho rằng vụ việc đáng tiếc xảy ra là lỗi của anh Bảo. “Người này nói lỗi do tôi, đã tiêm 1 mũi rồi không đi mà còn ngồi xuống bàn kế bên để tiêm mũi 2”.

Tối cùng ngày, đại diện UBND phường 11, quận Gò Vấp xác nhận có vụ việc trên. Tuy nhiên khoảng cách giữa hai bàn tiêm cách nhau khoảng 2m, đồng thời trước khi tiêm, nhân viên y tế có hỏi anh B. nhưng không nghe anh trả lời.

TPHCM hạn chế tử vong bằng ‘gói chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà’

Theo Tiền Phong sáng 16/8, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM vừa ký công văn cập nhật “Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0”. Theo đó, từ 16/8, Sở Y tế sẽ truy xuất và quản lý danh sách F0 đang cách ly tại nhà qua phần mềm “Hệ thống người cách ly và người bệnh COVID-19”.

(Ảnh minh họa)

Đặc biệt là những người tự khai báo là F0 qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử” do tự làm xét nghiệm, những người có triệu chứng nghi ngờ nhưng chưa được khám thì cũng được quản lý.

Sau đó, trạm Y tế sẽ lập “Phiếu theo dõi sức khỏe” của người cách ly tại nhà dựa vào thông tin khai báo y tế qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”. Từ đó, ngành y tế sẽ gọi điện thoại, nhắn tin để thăm hỏi và sàng lọc các triệu chứng nguy cơ, kịp thời thông tin cho Tổ phản ứng nhanh của phường, xã, quận, huyện đến vận chuyển người bệnh tới các bệnh viện quận, huyện để điều trị.

Người bệnh COVID-19 cần được hỗ trợ y tế sớm nhất có thể khi có biểu hiện bệnh chuyển nặng. (Ảnh chụp màn hình TPO)

Bên cạnh đó, đội y tế lưu động sẽ đến thăm khám tại nhà các trường hợp nghi ngờ F0 để kịp thời đưa đến các cơ sở thu dung điều trị.

Theo hướng dẫn của Sở Y tế, các thuốc điều trị tại nhà bao gồm: thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền), thuốc kháng virus và các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định, riêng thuốc kháng virus sẽ có hướng dẫn sử dụng của Bộ Y tế.

(Ảnh chụp màn hình SK&ĐS)

2 loại thuốc kháng đông dạng uống có thể cứu bệnh nhân COVID-19 khi điều trị tại nhà

Theo Bộ y tế, Thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống được chỉ định cho người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp với cảm giác khó thở hoặc nhịp thở > 20 lần/phút, SpO2 < 95% và chưa liên hệ được nhân viên y tế để nhận hướng dẫn, hỗ trợ.

Thuốc kháng viêm corticoid, có thể sử dụng một trong các loại: Dexamethasone (liều lượng người lớn 6mg/lần/ngày, uống sau khi ăn, tốt nhất vào buổi sáng). Nếu không có sẵn Dexamethasone, có thể sử dụng một trong các loại: Prednisolone (liều lượng người lớn: 40mg/lần/ngày, uống sau khi ăn, tốt nhất vào buổi sáng) hoặc Methylprednisolone. Liều lượng người lớn: 16mg/lần, uống 2 lần/ngày cách 12 giờ, uống sau khi ăn buổi sáng và buổi tối. Lưu ý: người có bệnh dạ dày cần uống kèm thuốc dạ dày; nếu có đáp ứng tốt, thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày.

(Ảnh minh họa)

Thuốc kháng đông dạng uống, có thể sử dụng một trong các loại: Rivaroxaban (liều lượng 10mg, uống 1 lần/ngày) hoặc Apixaban (liều lượng: 2,5mg, uống 2 lần/ngày) hoặc Dabigatran (liều lượng: 220mg, uống 1 lần/ngày). Thời gian sử dụng tối đa 7 ngày, chỉ sử dụng cho người trên 18 tuổi và thận trọng khi sử dụng cho người trên 80 tuổi. Chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thân, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu. Khi sử dụng cần theo dõi các dấu hiệu xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa…

Sở Y tế TPHCM yêu cầu F0 và thân nhân F0 khi có một trong các triệu chứng như sốt trên 38°C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi/vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở thì liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài 1022, bấm số 3 để được tư vấn từ Hội Y học TPHCM hoặc số 4 để được tư vấn từ Thầy thuốc đồng hành.

(ảnh minh họa)

Khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 95% (nếu có dụng cụ đo SpO2 tại nhà) thì liên hệ ngay tổng đài 115 hoặc số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Bình Dương: Đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến 500 giường tại huyện Dầu Tiếng

Ngày 15/8, tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã đưa Bệnh viện dã chiến Ngô Quyền với quy mô 500 giường vào hoạt động thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.

(Ảnh minh họa)

Đây là khu điều trị được bố trí, tổ chức nhân sự, trang thiết bị với năng lực điều trị tầng 1 theo mô hình “Tháp 3 tầng” mà Bộ Y tế khuyến cáo.

Bệnh viện dã chiến Ngô Quyền được xây dựng trên cơ sở trưng dụng Trường Tiểu học Ngô Quyền trên địa bàn thị trấn Dầu Tiếng. Đây là bệnh viện đầu tư theo hình thức xã hội hóa do các đơn vị đầu tư hoàn thiện hạ tầng. Ngoài Bệnh viện dã chiến vừa đưa vào sử dụng tại Dầu Tiếng, hiện tại trên đìa bàn tỉnh Bình Dương có 5 bệnh viện dã chiến khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *