Báo cáo của tổ chức tư vấn Đông Âu: Mọi người không biết về mối đe dọa của ĐCSTQ

Báo cáo của tổ chức tư vấn Đông và Trung Âu cho thấy tình trạng xâu đi trong nhận thức của người dân khu vực này về mối đe dọa của chính quyền Trung Quốc. Trong bối cảnh khu vực này đang sảy ra những biến động chính trị phức tạp, bản báo cáo đã đem đến nhiều sự thật đáng chú ý.

Sự chú ý của thế giới đang tập trung vào cuộc chiến của Nga tại Ukraine, điều này khiến cho Trung Quốc nằm bên ngoài tầm mắt của công chúng, và đây không còn là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận. Khi đai dịch dần qua đi, mối quan hệ ngoại giao vaccine cũng như các vấn đề song phương và đa phương của Trung Quốc đã không còn được đặt vào trung tâm, tuy nhiên “Con rồng” vẫn đang thức.

Bản báo cáo đề cập đến số liệu khảo sát về mức độ người dân trong khu vực Đông và Trung Âu (CEE) coi Trung Quốc là mối đe dọa. Trong đó, mức cao nhất thuộc về Czechia, Lithuania và Ba Lan. Gần một nửa số người được phỏng vấn tại Czechia coi nhà cầm quyền Trung Quốc là mối đe dọa về tính thống nhất và đoàn kết của quốc gia mình. Ngay sau đó là Lithuania với 41% và Balan với 35%. Trong khi ở chiều ngược lại, khoảng 20-30% cư dân tại các quốc gia như Slovakia, Hungary, Bungary, Romani lại coi Trung Quốc là nguồn cảm hứng cho đất nước của mình.

Khảo sát về mức độ coi Trung Quốc là mối đe dọa (hỉnh 1) và là nguồn cảm hứng cho quốc gia của mình (hình 2)

Sự hấp dẫn của chế độ Trung Quốc được bộc lộ rõ ràng trong toàn khu vực. Đây được xem là một mô hình đáng báo động cho thấy khu vực này có tính nhạy cảm đối với các chính quyền độc tài. Theo nghiên cứu trước đây của GLOBSEC, các công dân CEE thường liên kết chế độ ĐCSTQ với khả năng quản lý hiệu quả và ca ngợi thành tích kinh tế cũng như thành tích về phát triển cơ sở hạ tầng. Nhiều người cũng tán thành “sự sạch sẽ” và “trật tự” ở Trung Quốc, một tình cảm có lẽ được tiếp nối từ quá khứ, khi khu vực này từng chịu ảnh hưởng bởi Liên Xô.

Báo cáo cũng đánh giá rằng 6 trên 9 quốc gia tham gia khảo sát, cư dân không chú ý đến ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ những hành động ác ý của Trung Quốc tại nước ngoài. Đa số không coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh, thậm chí xu hướng này còn tăng lên so với các năm trước. Tình hình này có thể còn trở nên nghiêm trọng hơn nếu các nước thành viên NATO vẫn tiếp tục dành sự tập trung quá lớn cho việc chống lại Kremlin trong cuộc chiến Ukraine.

Ngoài ra, bất chấp những nỗ lực của các nước Baltic gồm Estonia, Lithuania, Latvia trong việc nâng cao nhận thức về các ảnh hưởng xấu của Trung Quốc trong khu vực. Có tới 22% người được hỏi ở Estonia và Lithuania không chắc liệu Trung Quốc có gây ra mối đe dọa cho đất nước của họ hay không.

Trên toàn khu vực, nhìn chung tình hình không thay đổi so với năm ngoái. Số người coi Trung Quốc là một đối tác chiến lược quan trọng chiếm 9% người được khảo sát. Riêng tại Hungary chỉ số này lên tới 21%.

Khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu nổ ra, nhiều người lầm tưởng rằng, việc Trung Quốc ủng hộ Nga, sẽ khiến công chúng nâng cao nhận thức đối với mối đe dọa từ Trung Quốc. Và hình tượng chế độ độc tài này sẽ trở nên xấu đi trong con mắt cộng đồng quốc tế. Nhưng với số liệu trong báo cáo mới nhât của tổ chức tư vấn Đông Âu, mọi chuyện dường như đã đi sai hướng.

Với sự tập trung quá lớn của phương tây vào Nga, đặc biệt là các chính sách ngoại giao hơi hợt của chính quyền Đảng Dân Chủ Mỹ đối với Trung Quốc, nhận thức của công chúng về mối đe dọa này không còn nằm ở vị trí hàng đầu. Điều mà trước đây là tâm điểm chú ý dưới thời chính quyền Trump. Trong dài hạn xu hướng này sẽ đem đến nhiều hệ lụy xấu cho môi trường chính trị quốc tế.