Thường thì bà ngoại ít khi nghỉ ngơi, hết việc này lại có việc khác, không phải vì ôm việc vào người như người ta vẫn nghĩ, chỉ là vì thương con thương cháu mà thôi.
Người mẹ đặc biệt mang tên bà ngoại
Người ta phải đến khi làm mẹ rồi mới thấu hiểu được công việc làm mẹ vất vả đến nhường nào. Vậy thì làm bà ngoại, còn vất vả nhiều hơn gấp bội lần, vì bà ngoại vừa chăm con, lại còn chăm cả cháu, chẳng lúc nào ngơi nghỉ.
Những dòng tâm sự của một người con gái kể về mẹ của mình về tin vui có thai đã khiến bất cứ ai cũng phải dừng lại suy ngẫm và cảm động:
” Tôi còn nhớ cái ngày biết tôi mang thai, mẹ tôi đã vui mừng thế nào. Bà ôm lấy tôi mà hét lên sung sướng: “Cảm ơn con đã cho mẹ được làm bà ngoại”. Những ngày sau đó, mẹ gần như ngày nào cũng gọi điện dặn dò, nhắc nhở tôi làm cái này, cái kia. Rằng tôi không được đi cao gót, không được trang điểm quá đậm, không được mặc váy bó, phải mặc đồ rộng, không được ăn đồ lạnh.
Cũng vì tôi lấy chồng gần cho nên mẹ tôi gần như ngày nào cũng mang đồ bổ qua nhà để chăm sóc cho tôi. Tôi có cảm giác như tôi mang thai cũng chính như mẹ tôi mang thai vậy. Bà lo lắng cho tôi, lo lắng cho cả đứa cháu trong bụng của tôi…”
Không chỉ vui mừng khi được lên chức bà ngoại, mà người mẹ còn lo lắng cho con mình cháu mình rất nhiều. Khi cô gái vượt can, cô khóc, mẹ cô cũng khóc, bà khóc vì thương con thương sau.

Vì cô gái này khó sinh, bà lo mất con, sợ mất cháu. Rồi đến khi cô gái sinh mẹ tròn con vuông, bà cũng chưa bớt lo, những ngày ở cữ bà hàng ngày qua nhà để chăm sóc cho con cháu.
Quả thật, bà mà chăm sóc cho cháu ngoại thì còn kĩ hơn cả người mẹ chăm sóc con mình, bởi vì bà có kinh nghiệm hơn, có sự nhẫn nại nhiều hơn.
Khi em bé khóc quấy cả tuần trời vì đi tiêm, bà ngoại sẽ cõng cháu trên lưng dỗ dành mà chẳng một chút cáu gắt. Khi cho cháu ăn, cháu tắm cũng một tay bà ngoại chăm sóc. Vất vả là thế, nhưng khi con gái muốn giúp, bà ngoại sẽ gạt ra và rằng:” Cứ nghỉ ngơi cho khỏe đi, mẹ làm được hết. Mới sinh xong đừng có cố làm việc nhiều, quá sức sau này chỉ mình khổ thôi con ạ.”
Những khoảnh khắc bà ngoại ngủủ gục ở bên giường của cháu, người mẹ trẻ mới hiểu được, vì thương con, thương cháu nên bà mới gắng sức nhiều như vậy.
Rồi sau đó đứa trẻ lớn dần lên và cứng cáp dần. Người mẹ mà có việc gì đi đâu cũng lại đưa con sang gửi bà ngoại. Chẳng phải vì bà nội không trông được. Mà chẳng hiểu sao, cứ đi có việc riêng của bản thân mình, lại chẳng thể mở miệng ra nhờ mẹ chồng trông con giúp. Cái cảm giác được nhờ mẹ mình vẫn cứ thoải mái hơn rất nhiều.
Ngày chưa lấy chồng, cứ nghe người ta nói, cháu bà nội, tội bà ngoại, người mẹ trẻ lại cười thầm. Cháu bà nội thì bà nội trông chứ. Bây giờ cô mới hiểu, cháu bà nội nhưng lại nhờ bà ngoại chăm sóc, nhờ tay bà ngoại vỗ về mà lớn lên. Bởi sự lo lắng của mẹ dành cho con gái chẳng bao giờ vơi cạn.
Không có mẹ, lại có bà ngoại
Những ai làm mẹ rồi mới biết công việc làm mẹ vất vả đến nhường nào. Vậy thì làm bà ngoại, còn vất vả nhiều hơn gấp bội. Bà ngoại không bao giờ nghỉ ngơi, chẳng dừng tay một chút nào không phải vì ôm việc vào người như người ta vẫn nghĩ, chỉ là vì thương con thương cháu mà thôi.
Bảo sao, các cháu thích nhất là về với bà ngoại, vì rất hay được bà ngoại chăm bẵm, chiều chuộng, nâng niu. Vì bbà ngoại thương con gái, sợ con gái vất vả nên luôn giành phần chăm cháu vì sợ con mình mệt, sợ cháu mình ốm.
Những người mẹ biết rằng mình không đơn độc, bởi bên cạnh đã có bà ngoại. Chỉ người mẹ mang tên bà ngoại ấy mới đem lại cảm giác bình an và được chu toàn.
Chẳng thế mà khi sinh con, tâm lý chung của phụ nữ là ai cũng muốn ở với mẹ, để được mẹ chăm con gái mới sinh, lo từ miếng ăn giấc ngủ, để được nũng nịu, yêu thương, được một lần nữa trở thành cô con gái bé bỏng của mẹ.